Như chúng ta đã biết, xây dựng “Thương hiệu cá nhân” đang là một vấn đề cực kì được nhiều người quan tâm hiện nay, cũng là keyword được tìm kiếm khá nhiều.
Thông qua bài viết lần này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về Xây dựng “Thương hiệu cá nhân” thông qua 5W1H. Cụ thể, chúng ta sẽ cùng nhau trả lời các câu hỏi: “What? Why? Who? When? Where? How?”. Let’s goooooo!
1. What? (“Thương hiệu cá nhân” là gì?)
Theo Jeff Bezos – CEO của Amazon, ông cho rằng: “Thương hiệu cá nhân” chính là những điều người khác nói về bạn, khi bạn bước ra khỏi phòng”. Như vậy, “Thương hiệu cá nhân” chính là những gì người khác nhìn thấy và nhận xét đánh giá về chúng ta khi chúng ta không có mặt ở đó.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng: “Thương hiệu cá nhân” chính là sự tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc, kỹ năng và những yếu tố tạo nên sự khác biệt của bản thân với những người xung quanh.
Hoặc, “Thương hiệu cá nhân” là hình ảnh của một người trước cộng đồng, có thể đo lường thông qua các tiêu chí như: mức độ nhận biết của công chúng trong cộng đồng, những phẩm chất, thành tích của cá nhân, mức độ ảnh hưởng của cá nhân đến cộng đồng.
Vậy “Thương hiệu cá nhân” là gì? “Thương hiệu cá nhân” là giá trị, sự khác biệt của bản thân trong cộng đồng. Nó được người khác nhìn nhận, đánh giá theo chiều hướng tích cực và tiêu cực, nhưng những giá trị tích cực vẫn luôn được đề cao. “Thương hiệu cá nhân” không phải là điều bạn tự nói về bản thân mình, mà là giá trị bản thân bạn được mọi người xung quanh công nhận. “Thương hiệu cá nhân” có sức ảnh hưởng và sự tác động nhất định đến bản thân và cộng đồng.
2. Why? (Tại sao phải xây dựng “Thương hiệu cá nhân”?)
Việc sở hữu “Thương hiệu cá nhân” sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Nếu sở hữu một “Thương hiệu cá nhân” tích cực, bạn sẽ dễ dàng được đánh giá cao khi tham gia một tổ chức, doanh nghiệp nào đó, giúp bạn có nhiều cơ hội và dễ dàng đạt tới thành công hơn. Quá trình xây dựng “Thương hiệu cá nhân” giúp cho bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bạn sẽ tự tin hơn, dám khẳng định giá trị của bản thân mình. Cùng với đó là sự nỗ lực cố gắng để bản thân có thể đạt được những điều tốt đẹp hơn.
Ngược lại, nếu “Thương hiệu cá nhân” tiêu cực, hoặc thậm chí là… không có “Thương hiệu cá nhân” thì bạn sẽ khó được chú ý trong quá trình tuyển dụng, xin việc. Hành trình phát triển “Thương hiệu cá nhân” cũng chính là hành trình truyền bá những thông điệp, những giá trị cá nhân tới nhiều người khác. Để xây dựng một “Thương hiệu cá nhân” thành công đòi hỏi bạn phải thực sự biết cách kiểm soát bản thân mình. Sau đây là một số lợi thế của việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân” mà tôi đã nghiên cứu và tổng hợp:
Là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm có thể làm giả nhưng không ai có thể làm giả hay sao chép chính bạn bởi vì đơn giản “Bạn là phiên bản duy nhất!” và chỉ bạn mới khả năng trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.
Việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân” giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân thân mình. Giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bạn là ai?”, “Bạn sinh ra để làm gì?”, vân vân và mây mây các câu hỏi khác nữa…
“Thương hiệu cá nhân” sẽ giúp bạn nhận được sự yêu quý và chiếm được lòng tin của mọi người xung thông qua những gì họ nhìn thấy ở bạn. Cụ thể, đó là sản phẩm chất lượng tốt, là sự linh hoạt trong quá trình chăm sóc khách hàng hay đơn giản là bạn có trách nhiệm với công việc của mình.
Khi đã xây dựng được “Thương hiệu cá nhân”, bạn sẽ dễ dàng mở rộng được mối quan hệ với những người có chung quan điểm, suy nghĩ, sở thích. Họ hoặc sẽ có hứng thú hợp tác phát triển kinh doanh, hoặc sẽ trở thành những nhân tố quan trọng giúp đỡ chúng ta trong tương lai.
3. Who? (Ai cần xây dựng “Thương hiệu cá nhân”?)
Bạn cho rằng: “Xây dựng “Thương hiệu cá nhân” chỉ dành cho những người nổi tiếng, những ngôi sao cần “lăng xê” bản thân để kiếm hợp đồng quảng cáo?
Thực tế xây dựng “Thương hiệu cá nhân” không giới hạn cho bất kì đối tượng nào. Sinh viên cũng cần “Thương hiệu cá nhân” để thu hút các nhà tuyển dụng.
Hãy bắt đầu quá trình định vị, xây dựng hình ảnh bản thân ngay từ bây giờ và bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh và lợi ích của việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân”.
4. When? (Nên xây dựng “Thương hiệu cá nhân” khi nào?)
Nhiều người băn khoăn không biết nên xây dựng “Thương hiệu cá nhân” khi nào hợp lý nhất? Khi bạn đang là sinh viên, khi vừa mới ra trường, khi bắt đầu startup, khi đã làm quản lý hay khi đã là chủ của một doanh nghiệp?
Như đã nói ở trên, “Hãy bắt đầu quá trình định vị, xây dựng hình ảnh bản thân ngay từ bây giờ” bởi vì xây dựng “Thương hiệu cá nhân” càng sớm thì công việc và sự nghiệp của bạn càng trở nên thuận lợi và nhanh chóng gặt hái được thành công.
5. Where? (Xây dựng “Thương hiệu cá nhân” ở đâu?)
Từ đầu bài viết đến giờ đã cung cấp cho bạn khá nhiều thông tin hữu ích về việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân”. Chắc hẳn khá nhiều bạn đang thắc mắc việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân” ở đâu? Hãy cùng đọc tiếp để giải đáp này nhé!
Như chúng ta đã biết, mạng xã hội là một công cụ có sức mạnh và sức ảnh hưởng đáng kinh ngạc khi xây dựng “Thương hiệu cá nhân”.
Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, LinkedIn, … Là những nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn có thể đang hiện diện. Chính vì vậy, sự xuất hiện của bạn trên các mạng xã hội với những nội dung chất lượng sẽ giúp mọi người nhìn thấy được giá trị của bạn nhiều hơn. Hãy tận dụng mạng xã hội để phát triển và xây dựng “Thương hiệu cá nhân” của mình nhé!
6. How? (Xây dựng “Thương hiệu cá nhân” như thế nào?)
Qua những gì ở trên chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ phần nào về xây dựng “Thương hiệu cá nhân” rồi! Bây giờ, tôi xin phép được chia thành 3 bước chính.
Bước 1: Định vị bản thân:
Bạn không thể xây dựng “Thương hiệu cá nhân” nếu như bạn không xác định được bạn muốn trở thành ai? Người như thế nào? Khác biệt của bạn so với người khác là gì?….
Để hiểu rõ hơn về bản thân hơn, bạn có thể sử dụng mô hình SWOT nổi tiếng gồm: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (thách thức).
Với mô hình này, bạn sẽ biết được ưu và nhược điểm của bản thân để phát huy cái tốt và cải thiện cái xấu. Ngoài ra, chúng ta còn biết được những cơ hội và thách thức mình cần đối mặt để có thể tận dụng chúng và có những hướng đi phù hợp nhất.
Bước 2: Lập kế hoạch và thực hiện:
Lập kế hoạch sẽ giúp bản thân có thể hình dung được những việc cần làm và đi đúng hướng.
Cụ thể, đối với việc xây dựng “Thương hiệu cá nhân” ta có thể lập kế hoạch như sau:
Bước 3: Kiên trì với mục tiêu của mình
“Nếu đam mê là con đường dẫn đến thành công, thì sự kiên trì chính là chiếc xe đưa bạn đến đó.” – Bill Bradley
Thật vậy, kiên trì chính là chiếc xe ngựa, là yếu tố quan trọng trong tất cả các công việc, trong đó có xây dựng “Thương hiệu cá nhân”. Người thành công là người đi đến cùng.
Xây dựng “Thương hiệu cá nhân” không phải ngày một ngày hai là có kết quả mà là cả quá trình. Vậy nên, hãy kiên trì cho đến khi đạt được điều bạn mong muốn nhé!
Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo…..
Team: Người Trẻ Làm Nên Nghiệp Lớn
Cuốn ebook này sẽ giúp bạn hiểu được những tư duy sai lầm và lý do khiến bạn bị mắc kẹt trong cuộc sống. Qua đó, bạn sẽ làm chủ được những tư duy thiết thực cho mọi khía cạnh. Ngoài ra, bạn còn được bật mí về những vũ khí cần được trang bị trên hành trang sự nghiệp để bạn hái được nhiều tiền trong tương lai. Hãy điền thông tin bên dưới để nhận món quà này nhé.