Kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng mà rất nhiều người không chịu dành thời gian để học. Chúng ta thường nghĩ rằng lãnh đạo là phải dành cho sếp, dành cho những CEO, chủ tịch, lãnh đạo cấp cao thì mới cần phải học. Nhưng kỹ năng lãnh đạo thì bất kỳ ai cũng cần phải biết và rèn luyện.
Rõ ràng trong cuộc sống kỹ năng lãnh đạo luôn tồn tại ở rất nhiều khía cạnh nhưng hầu như chúng ta lại không hề để ý và mảy may nghĩ đến nó. Đối với một giáo viên thì kỹ năng lãnh đạo nằm ở chỗ làm sao cho những người học trò của mình tiến bộ và đạt được những kết quả xuất sắc. Giáo viên chính là lãnh đạo còn học trò chính là đồng đội. Nếu như một người học trò không tiến bộ hay thành tính học tập kém thì có nghĩa là khả năng lãnh đạo của giáo viên đó tồi.
Một người mẹ cũng là một người lãnh đạo. Đứa con chính là sản phẩm đến từ khả năng lãnh đạo của người mẹ. Nếu như mẹ là một người có khả năng lãnh đạo giỏi sẽ tạo ra những đứa con tuyệt vời và ngược lại. Cho dù bạn đang là vị trí gì đi chăng nữa thì cũng phải học kỹ năng lãnh đạo.
Dưới đây sẽ là những cách giúp bạn trở nên một người lãnh đạo giỏi.
#1: LÀM GƯƠNG
Một người lãnh đạo giỏi phải đến từ việc lãnh đạo bản thân tốt. Vì thế nên ai ai cũng cần phải có kỹ năng này. Muốn người khác thay đổi, muốn người khác tin tưởng, muốn người khác ủng hộ thì bản thân mình phải là tấm gương để người noi vào.
Nếu như nhân viên hay nộp trễ deadline thì có thể họ bắt chước từ lãnh đạo.
Nếu như con cái không tiết kiệm tiền thì có thể do cha mẹ ăn xài hoang phí
Thường thì những người khác sẽ bắt chước và sao chép bạn. Nếu như bạn là một tấm gương tốt, luôn luôn làm theo những gì mình nói, nhất quán thì những người xung quanh bạn cũng sẽ thay đổi.
Nếu bạn muốn ai đó tập thể dục thì bạn hãy là người tập thể dục trước tiên
Nếu bạn muốn ai đó nộp đúng deadline thì bạn hãy là người làm mọi thứ đúng hạn
Nếu bạn muốn ai đó làm gì thì bạn hãy là người trước tiên
Việc làm gương này là một điều không hề đơn giản. Nó đòi hỏi bản thân mình phải thay đổi, luôn luôn phải vượt qua sức ì, vượt qua những cám dỗ và vất vả. Điều đó đồng nghĩa mình phải làm nhiều hơn. Đổi lại bạn sẽ có những người xung quanh tuyệt vời. Nhưng người có lợi nhất chính là bạn. Vì bạn đã thay đổi bản thân mình trước tiên. Muốn trở nên một người tuyệt vời và xuất sắc thì hãy làm gương cho chính bản thân mình.
#2: LUÔN LUÔN CHỊU TRÁCH NHIỆM TRỌN VẸN
Lãnh đạo thời đại mới không phải là người chỉ tay năm ngón mà người phải luôn luôn đứng mũi chịu sào. Phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ những kết quả xảy ra. Cho dù đó có thể là lỗi của bạn hay thất bại của các thành viên trong team thì bạn cũng phải là người đứng ra chịu trách nhiệm cho việc đó.
Nếu con cái hư thì bố mẹ phải chịu trách nhiệm cho việc nuôi dạy
Nếu học trò dở thì người thầy, cô phải đứng ra chịu trách nhiệm về việc giảng dạy
Nếu nhân viên kém thì quản lý phải đứng ra chịu trách nhiệm cho việc đào tạo.
Lãnh đạo nào càng chịu trách nhiệm về bản thân mình thì càng được người khác tôn trọng. Những lúc cần được có người chịu trách nhiệm về việc nào đó thì tinh thần lãnh đạo được thể hiện cao nhất. Chứ giờ bạn thấy nếu dự án không tốt thì thường nhiều người sếp sẽ đổ lỗi cho nhân viên, đổ lỗi cho cấp dưới. Nhưng việc đỗ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm sẽ khiến cho cấp dưới hay những người xung quanh càng trở nên không phục và không muốn đi theo lãnh đạo đó. Làm sếp không có nghĩa là có kỹ năng lãnh đạo giỏi. Sếp thì có sếp này sếp kia. Nhưng muốn trở thành một người sếp tốt thì phải học kỹ năng lãnh đạo, phải chịu trách nhiệm và thay đổi.
Bạn thấy đấy mỗi lần đội tuyển Việt Nam chúng ta thất bại thì huấn luyện viên Park Hang Seo lúc nào cũng là người đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm về bản thân mình. Cho dù có rất nhiều người nói do cầu thủ A, cầu thủ B đá không tốt, phong độ thấp. Nhưng ông vẫn nhận lỗi và trách nhiệm toàn bộ về việc mình đã đưa ra đấu trí, chiến lược và đội hình sai. Ông không bao giờ đổ lỗi cho cầu thủ của mình. Ông luôn nói là các học trò của tôi đã chiến đấu hết mình và tôi tự hào về điều đó. Còn kết quả trận đấu thì tôi sẽ chịu trách nhiệm.
Bạn thấy thế nào về cách lãnh đạo của huấn luyện viên Park Hang Seo?
#3: KHÔNG NGỪNG HỌC TẬP VÀ TỰ HOÀN THIỆN
Ở vai trò lãnh đạo thì không phải chỉ ngồi chơi xơi nước, rung đùi rồi đi về. Chức càng cao thì đồng nghĩa với trách nhiệm càng nhiều. Lúc đó, họ không phải đợi người khác đào tạo hay mang kiến thức mà phải là người chủ động tìm tòi và học hỏi kiến thức liên tục. Họ chính là những người có tinh thần “học tập trọn đời”. Nếu bạn chỉ mới là nhân viên bình thường nhưng có tư duy này thì bạn vẫn sẽ chủ động tìm kiếm những kiến thức mới để học. Luôn luôn chủ động chứ không bị động đợi người khác nhắc.
Khi bạn càng phát triển thì người xung quanh mới có thể phát triển theo được. Đối với những người sếp trong tổ chức nếu không phát triển bản thân dễ dẫn đến tình trạng thắt nút cổ chai. Khiến cho nhân viên không phát triển lên được. Việc học tập và tự hoàn thiện là do chính bạn tự lựa chọn. Kết quả sẽ không bao giờ nói dối. Nếu bạn lựa chọn sai sẽ khiến bản thân bị mắc kẹt, đội nhóm ì ạch và cứ dậm chân tại chỗ.
Tổng kết: Muốn trở thành lãnh giỏi, xuất chúng thì phải bắt đầu từ chính bản thân bạn. Bạn chính là tấm gương phản chiếu tất cả những thứ xung quanh bạn. Hãy thay đổi bản thân mình trước khi muốn thay đổi ai đó. Tinh thần lãnh đạo ở trong bạn thì sẽ đưa bạn đi xa hơn trong sự nghiệp, kinh doanh, hôn nhân, gia đình.
Team: Người Trẻ Làm Nên Nghiệp Lớn
Cuốn ebook này sẽ giúp bạn hiểu được những tư duy sai lầm và lý do khiến bạn bị mắc kẹt trong cuộc sống. Qua đó, bạn sẽ làm chủ được những tư duy thiết thực cho mọi khía cạnh. Ngoài ra, bạn còn được bật mí về những vũ khí cần được trang bị trên hành trang sự nghiệp để bạn hái được nhiều tiền trong tương lai. Hãy điền thông tin bên dưới để nhận món quà này nhé.